Thiết kế thi công cửa hàng là một quy trình khá phức tạp, đòi hỏi kỹ năng kinh nghiệm trình độ của đội ngũ thực hiện. Có khá nhiều công trình gặp lỗi khi thực hiện thiết kế thi công, do không nắm bắt và hiểu rõ được sự liên kết của toàn bộ quy trình này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ ràng hơn về quy trình thi công cửa hàng từ a-z để tham khảo thêm.
Sau khi bạn lựa chọn và thống nhất một đơn vị để thiết kế cửa hàng, đơn vị đó sẽ tiến hành các công việc.
Tìm hiểu nhu cầu, ý tưởng khách hàng và thực hiện khảo sát hiện trạng mặt bằng: đây là giai đoạn quan trọng ảnh hưởng đến xây dựng ý tưởng thiết kế, hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của chủ đầu tư cùng có cái nhìn tổng quát về công trình thực hiện.
Đo đạc, khảo sát hiện trạng, trao đổi để nắm bắt mong muốn, kế hoạch của quý khách hàng để phù hợp với phong thủy, lựa chọn màu sắc, nhu cầu, sở thích của bạn và định hình một phong cách thiết kế.
Sau 1-2 ngày sẽ lên phương án thiết kế cửa hàng như thế nào. Trao đổi và thống nhất với khách hàng để có được một ý tưởng chủ đạo, gửi bản vẽ để khách hàng tham khảo
Phác thảo hoặc thiết kế ý tưởng: dựa trên yêu cầu và nguyện vọng của chủ đầu tư, kiến trúc sư sẽ tiến hành phác thảo bản vẽ 2D.
Vẽ phối cảnh và mặt cắt 3D dự án: sau khi thống nhất bản vẽ 2D, kiến trúc sư sẽ tiến hành phối cảnh 3D, giúp chủ đầu tư có hình dung rõ nhất về công trình của mình, đưa ra yêu cầu chỉnh sửa phù hợp.
Phản hồi và chấp thuận bản vẽ cuối cùng: sau khi bàn bạc, nêu ý kiến, kiến trúc sư sẽ hoàn thiện bản vẽ cuối cùng và chuẩn bị tiến hành thi công.
Sau khi được khách hàng hài lòng, đơn vị sẽ tiến hành hoàn thành báo giá các sản phẩm trong thiết kế và gửi phản hồi lại cho khách hàng. Lên ngân sách và chi phí dự toán trước khi thi công.
Với bản vẽ đã thiết kế, khách hàng có thể tiếp tục thuê đơn vị này để thi công luôn, hoặc lựa chọn đơn vị khác để tiến hành thi công. Tuy nhiên hiện nay, các đơn vị thường kết hợp thiết kế và thi công nội thất. Vì thế, lời khuyên dành cho bạn là nên chọn cùng một đơn vị để mang lại lợi ích tốt nhất.
Chuẩn bị thi công: tìm kiếm đội ngũ thi công chuyên nghiệp, chuẩn bị nguyên vật liệu, trang thiết bị, nhân lực… đảm bảo quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.
Tiếp nhận mặt bằng, thống nhất phương pháp thi công: đơn vị thi công sau khi nhận mặt bằng sẽ đưa ra phương pháp thi công phù hợp với phong cách, chủ đề cũng như hiện trạng mặt bằng cửa hàng.
Tiến hành thi công và giám sát hoàn thiện: đây là giai đoạn quan trọng trong việc hoàn thiện công trình. Yêu cầu chủ đầu tư giám sát sát sao, có những điều chỉnh kịp thời khi xảy ra sai sót.
Bàn giao nghiệm thu và cam kết thủ tục bảo hành: Đây là bước cuối cùng của cả quá trình thiết kế thi công shop, đơn vị thi công sẽ bàn giao công trình và cam kết những thủ tục bảo hành với chủ đầu tư về chất lượng của công trình và sản phẩm mà họ cung cấp.
Lên kế hoạch: Điều đầu tiên cần làm là lên kế hoạch thiết kế, trang trí và bố trí cửa hàng. Cần xác định mục tiêu của cửa hàng, phong cách thiết kế và chức năng của từng khu vực trong cửa hàng.
Tìm kiếm địa điểm phù hợp: Nếu bạn chưa có địa điểm cửa hàng, cần tìm kiếm một vị trí thuận tiện và có nhiều khả năng thu hút nhiều khách hàng.
Thực hiện bản vẽ thiết kế: Sau khi có vị trí cửa hàng, cần thực hiện bản vẽ thiết kế và bố trí khu vực.
Chuẩn bị vật liệu và thiết bị: Thi công cửa hàng thời trang cần các vật liệu và thiết bị để trang trí và trang bị cho cửa hàng như sàn, tường, đèn chiếu sáng, gương, kệ trưng bày và hệ thống chống trộm…
Thi công: Sau khi đã sắp xếp đầy đủ vật liệu và thiết bị, cần tiến hành thi công cửa hàng theo kế hoạch đã lên.
Bố trí sản phẩm: Bước cuối cùng là bố trí sản phẩm trưng bày để khách hàng dễ dàng quan sát, lựa chọn và mua sắm.
Để tính toán chi phí thi công cửa hàng thời trang, cần có các bước sau:
Xác định diện tích cửa hàng: Đo đạc diện tích toàn bộ khuôn viên sử dụng để tiến hành định giá.
Xác định các yêu cầu thiết kế: Nếu cửa hàng đã có một thiết kế cụ thể, các yêu cầu cần thiết trong việc thi công cụ thể phải được xác định. Nếu không có, bạn có thể thuê một chuyên gia thiết kế để tư vấn.
Xác định các vật liệu và trang thiết bị sử dụng: Sau khi xác định yêu cầu thiết kế, ta cần phải tiến hành xác định các vật liệu và trang thiết bị sử dụng. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chi phí của quá trình thi công.
Tính toán chi phí thực hiện: Tính toán chi phí bao gồm các khoản chi phí như chi phí lao động, chi phí vật liệu và trang thiết bị, chi phí thuê máy móc, thuê nhân công công nghệ, các khoản chi tiết khác và chi phí thuế.
Tổng hợp lại, chi phí thi công cửa hàng sẽ phụ thuộc vào diện tích, yêu cầu thiết kế, các vật liệu và trang thiết bị sử dụng và các khoản chi phí khác. Bạn có thể liên hệ với các chuyên gia thi công cửa hàng để được tư vấn cụ thể và tính toán chi phí thi công.
Công ty cổ phần phát triển đầu tư THB là một trong những đơn vị chuyên thiết kế và thi công cửa hàng. Sở hữu nhiều năm kinh nghiệm trong ngành thiết kế thi công ngoại nội thất và đã nhận được sự tin tưởng, lựa chọn của nhiều khách hàng trên cả nước.
Sở hữu một khối lượng công trình khá lớn và nhận lại được nhiều sự hài lòng từ khách hàng. Bạn có thể hoàn toàn tin tưởng khi lựa chọn THB làm đơn vị thi công cửa hàng của bạn.
Với đội ngũ kỹ sư thiết kế giỏi về chuyên môn, được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực xây dựng và lâu năm trong nghề, chúng tôi tin tưởng sẽ đưa ra phương án tối ưu nhất phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
THB có thể tự tin đảm nhận từ khâu thiết kế đến thi công cửa hàng từ a-z chuyên nghiệp. Khách hàng sẽ có được cửa hàng ưng ý nhất với chi phí phải chăng vì không phải trải qua đơn vị trung gian nào.