CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CÔNG TY CP PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ THB
Quy trình thi công hạ tầng kỹ thuật

Quy trình thi công hạ tầng kỹ thuật

Ngày 27-06-2024 Lượt xem 50

Trong guồng quay phát triển của xã hội thì công trình hạ tầng kỹ thuật có sự đóng góp không nhỏ đến nền kinh tế nước nhà. Chính vì đến, lĩnh vực này ngày càng được giới đầu tư dành sự quan tâm rất đặc biệt. Đồng thời quy trình thi công hạ tầng kỹ thuật vẫn còn rất mới mẻ với nhiều người. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về quy trình thi công hạ tầng kỹ thuật mà bạn có thể tham khảo.

1.Các hạng mục thi công hạ tầng kỹ thuật

1.1 San lấp mặt bằng

San lấp mặt bằng là công việc đầu tiên của thi công hạ tầng kĩ thuật, là công việc san phẳng nền đất một công trình xây dựng hoặc bơm hút cát, giúp tạo nên địa hình của phần nền đất cần xây dựng theo ý chủ định trước của người chủ.

Kỹ sư thiết kế cùng thợ thi công lành nghề sẽ tạo địa hình, độ dốc phù hợp cho công trình. Cam kết đúng với quy trình, đúng cao độ thiết kế của chủ đầu tư yêu cầu.

Công tác san đất thường bao gồm: Các công tác đào đất, vận chuyển đất, đắp đất, bơm hút cát

1.2 Thi công đào, lắp đặt đường cống cấp thoát nước

Đường cống cấp, thoát nước có trò rất quan trọng trong cơ sở hạ tầng để phục vụ câc nhu cầu thiết yếu trong đời sống hiện nay. Sau khi tiếp nhận dự án thì và xác định trục, tim đoạn (tuyến) thoát nước thi công.

Tiếp theo sẽ thực nghiệm và nghiên cứu, phân tích:

Vị trí giao nhau với các: tuyến thoát nước, tuyến kỹ thuật (đường, tuyến cấp nước, tuyến thông tin…) và các công trình ngầm khác.

Vị trí các công trình khác ở trên mặt thi công như: nhà, cửa xả, cầu cống.

Những đoạn thoát nước thay đổi hướng, thay đổi cao độ, có yêu cầu đặc biệt.

Đo đạc phạm vi, kích thước cần đào đắp.

Sau đó tiến hành thi công đào và lắp đặt cống thoát nước.

1.3 Cấp phối kết cấu đường (Thi công nền hạ, nền thượng)

Tùy thuộc vào tải trọng thiết kế, tài nguyên tại địa phương để đưa ra cấp phối kết cấu đường đúng tiêu chuẩn, những loại vật liệu thường được sử dụng làm cấp phối nền hạ bao gồm, cá, đất sỏi đỏ, đá 4×6, đá 0x4.

1.4 Thi công hố ga bó vỉa

Với nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng ngày một lớn, nhiều con đường mới được mở ra, nhiều khu đô thị mọc lên… đòi hỏi lượng bó vỉa được đưa vào sử dụng cũng ngày một nhiều thêm. Và chất lượng bó vỉa, thi công bó vỉa cũng được quan tâm nhiều hơn trước.

2. Quy trình thi công hạ tầng kỹ thuật

2.1 Chuẩn bị thi công

Đơn vị thi công tiếp nhận từ Chủ đầu tư tại công trình bằng biên bản bàn giao mặt bằng thi công, mốc vị trí tọa độ chuẩn.

Bố trí lán trại, nhà điều hành. Lập sơ đồ, tiến độ tổ chức thi công, tiến độ cung cấp vật tư.

Tập kết đầy đủ máy móc, thiết bị đến công trường để tiến hành thi công.

2.2 Công tác giải phóng mặt bằng

Giải phóng mặt bằng tổng thể phạm vi dự án, phát quang cỏ sậy, san gạt cào bóc lớp đất hữu cơ trên bề mặt.

Vận chuyển đất hữu cơ, cỏ rác đến nơi đổ quy định để chuẩn bị cho công tác trắc đạc, định vị cọc mốc, cọc tim chính cho từng hạng mục công trình của dự án.

2.3 Công tác trắc đạc công trình

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế bản vẽ của dự án hạ tầng kỹ thuật, căn cứ vào biên bản bàn giao mặt bằng thi công, mốc vị trí tọa độ chuẩn đã có.

Tổ trắc đạc của nhà thầu tiến hành định vị bằng máy toàn đạc dẫn từ vị trí điểm tọa độ chuẩn đến cọc mốc, cọc tim chính cho từng hạng mục công trình. Lập hệ lưới cao độ và bảo quản trong suốt quá trình thi công cho đến khi nghiệm thu.

Tổ trắc đạc của nhà thầu sẽ triển khai các cọc mốc dự phòng, bố trí thêm các cọc mốc phụ bên ngoài phạm vi khu vực thi công với mục đích là để khôi phục lại các cọc mốc chính đúng vị trí thiết kế khi cần kiểm tra thi công.

Tổ trắc đạc cần có độ chính xác cao đến từng milimet. Nhằm đảm bảo tất cả các kích thước hình học của hạng mục công trình đặt đúng vị trí theo hồ sơ bản vẽ thiết kế tổng thể dự án. Nếu tổ trắc đạc làm không tốt dẫn đến sai lệch vị trí tọa độ, kích thước hình học, cao độ hoàn thiện cho từng cấu kiện hạng mục công trình của dự án, thì hậu quả thiệt hại cho nhà thầu là rất lớn, làm tăng chi phí đầu tư do việc khắc phục hậu quả sai lệch và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khác không lường trước được.

Xem thêm:

2.4 Công tác đất

Sau khi tổ trắc đạc đã định vị xong cọc mốc, cọc tim chính cho từng hạng mục công trình thì nhà thầu triển khai tổ đội thi công cơ giới. Tiến hành thi công đồng bộ và song song các hạng mục cho công tác đào hoặc đắp đất.

Sau khi đào đất phui đường đến cao độ thiết kế và tiến hành song song công tác san gạt, gia cố lu lèn chặt. Chỉ huy trưởng nhà thầu sẽ thực địa, kiểm tra bằng mắt toàn bộ phui đường đã được gia cố, nếu phát hiện những vị trí nào bị nền đất yếu, biến dạng có hiện tượng cao su cục bộ thì phải tiến hành xử lý triệt để.

Biệp pháp xử lý nền hạ ngay từ ban đầu là rất quan trọng, góp phần tạo nên chất lượng bền vững cho kết cấu hạ tầng khi đưa vào sử dụng sẽ khó bị phá hoại, sụt lún cục bộ do tải trọng công trình và các phương tiện lưu thông gây ra.

Để xác định độ chặt cho từng lớp cấp phối theo hồ sơ thiết kế, nhà thầu sẽ thực hiện các thí nghiệm kiểm tra độ chặt tại hiện trường.

Sau khi có kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu, đã được Chủ đầu tư chấp thuận bằng biên bản nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công thì nhà thầu mới được phép thi công cấp phối lớp vật liệu tiếp theo.

2.5 Công tác hoàn thiện bó vỉa, hố ga bê tông cốt thép TNM, TNT

Thi công hoàn thiện bó vỉa, hố ga bê tông cốt thép thoát nước mưa và thoát nước thải. Làm đúng quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu.

2.6 Hoàn thiện công tác rải thảm BTN đường giao thông

Công tác dọn vệ sinh sẽ do tổ vệ sinh đảm nhận, được thực hiện chủ yếu bằng thủ công. Dùng chổi cứng quét gom các bụi bẩn trên mặt đường, sau đó thu dọn ra khỏi phạm vi thi công.

Công tác dọn vệ sinh phải được nghiệm thu trước khi tưới nhựa dính bám. Tùy vào vật liệu sử dụng để tưới dính bám mà bố trí thi công phù hợp.

Dùng máy thổi bụi thổi sạch những hạt bụi còn sót lại trên mặt đường trước khi thảm BTNN.

 

wiget Chat Zalo
wiget Chat Zalo
Messenger Chat
Messenger Chat
Messenger Chat